Địa lý là một môn học khoa học xã hội có vai trò thực tiễn cũng như tính ứng dụng cao, đây cũng là môn học quan trọng và bắt buộc ở trong kỳ thi THPT Quốc Gia, trong tuyển tập đề thi THPT Quốc Gia không thể thiếu tuyển tập các dạng đề thi THPT Quốc Gia môn Địa Lý, bên cạnh những lý thuyết mà các em được học, việc trau dồi những kỹ năng làm bài thực hành đóng vai trò vô cùng quan trọng, thông thường trong phần kỹ năng làm bài thực hành môn địa lý sẽ chiếm khoảng 3 điểm, vậy nên đừng bỏ lỡ cơ hội dành điểm dễ dàng này nhé.
Bộ Giáo Dục đã ban hành rất rõ ràng về thông tư tuyển sinh,
chỉ tiêu tuyển sinh 2016, các em đã đăng ký dự thi vào khối ngành nào rồi,để giúp ước mơ đó thành được sự thật các em hãy cố gắng nỗ lực thật nhiều nhé. Để giúp các em thí sinh giành được điểm cao trong đề thi THPT Quốc Gia môn Địa Lý, TaiNgon.net sẽ cung cấp các em kỹ năng làm bài thực hành môn Địa Lý, cùng tham khảo những thông tin hữu ích ngay sau đây nhé.
Đầu tiên điều mà các em cần phải nắm được đó là những vấn đề cần quan tâm trước khi chúng ta tiến hành làm bài thi môn Địa Lý :
Phần 1: Các vấn đề thí sinh cần chú ý khi làm bài thực hành địa lí: Các dạng câu hỏi ở trong nội dung này thông thường sẽ xoay quanh các vấn đề như là cho bảng số liệu sau đó vẽ biểu đồ, trong quá trình vẽ biểu đồ các em thí sinh cần phải hêt sức lưu ý bởi đây là phần giành được nhiều điểm. Trong quá trình phân tích và xử lý số liệu ở trong bảng đề thi các em cần đọc kỹ số liệu, phân tích rõ ràng số liệu, cẩn thận chính xác, không nên hấp tấp….dẫn đến những sai xót không đáng có.
Phần 2 : Đó là hướng dẫn các em về phương pháp vẽ các dạng biểu đồ
1 Biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu, trong đề bài các số tự nhiên có số năm lớn hơn hoặc bằng 3. Biểu đồ thể hiện quy mố dân số cơ cấu chúng ta sẽ vẽ biểu đồ hình tròn, bán kính và xử lý số liệu quy ra phần trăm.
Các tính quy mô như thế nào ? chún ta sẽ tiến hành lấy tổng số theo từng nă, chọn tổng nhỏ nhất đặt bằng 1 đơn vị, sau đó lần lượt lấy các tổng số của các năm khác chia cho tổng số bé nhất, kết quả mà chúng ta tìm được đó chính là quy mô của năm.
Còn về cách tính cơ cấu, chúng ta sẽ tiến hành đặt tổng số theo từng năm tính được trên bằng 100% sau đó lần lượt chúng ta sẽ lấy lần lượt các số liệu thành phần chia cho tổng 100=%. Bước cuối cùng đó là nhận xét bản đồ, các em thí sinh chú ý, chúng ta sẽ tiến hành nhận xét bản đồ từ khái quát chung tới chi tiết, đánh giá xem xét biến động trong suốt các năm….
Xem xét sự biến động của các chỉ tiêu trong suốt quá trình từ năm đầu đến năm cuối.
2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu số liệu trong đề bài là các số tự nhiên và có số năm nhỏ hơn hoặc bằng Chúng ta sẽ tiến hành vẽ biểu đồ tròn, mỗi năm 1 vòng tròn.Cách vẽ tương tự như dạng 1, chỉ khác với dạng 1 là không phải tính quy mô.
3. Biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu theo thành phần kinh tế. Biểu đồ mà chúng ta cần phải thể hiện ở đây có là biểu đồ dạng bát úp, mỗi năm chúng ta phải vẽ 2 vòng tròn, mỗi vòng tròn sẽ tương ứng với những hình có bán kính khác nhau.
4. Biểu đồ được thể hiện dưới dạng cơ cấu mà số liệu trong đề bài là các số tương đối (%), biểu đồ này thì đơn giản hơn chúng ta không cần phải tính bán kính, không phải xử lý số liệu, chỉ cần vẽ biểu đồ năm sau to hơn năm trước là xong.
5. Biểu đồ đường sẽ được thể hiện dưới dạng tốc độ tăng trưởng của các ngành, các lĩnh vực trong nhiều năm. Khi vẽ biểu đồ đường chúng ta vẽ xuất phát điểm từ 100. Sau đây TaiNgon.net sẽ hướng dẫn các em các xử lý bảng số liệu, các em sẽ xử lý bảng số liệu ra phần trăn. Sau đó chúng ta sẽ tiến hành lấy lần lượt các năm sau chia cho năm đầu tiên nhân với 100 và tiến hành vẽ biểu đồ như chúng ta đã xử lý.
6. Biểu đồ đường được sử dụng vào trong những trường hợp phát triển các ngành, tới các lĩnh vực với một đơn vị thống nhất có số năm lớn hơn 3. Biểu đồ chúng ta vẽ đó là biểu đồ một trục tung, không tiến hành xử lý số liệu.
7. Biểu đồ hình cột thể hiện giá trị với số liệu là các số tự nhiên qua các năm, dạng biểu đồ này rất phong phú, chúng ta có thể vẽ biểu đồ dạng cột đơn, cột ghép, cột chồng tùy vào cấu trúc cũng như mối quan hệ giữa số liệu trong đề hiển thị.
8. Biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu, sự chuyển dịch của một số ngành sản xuất nào đó qua nhiều năm, chúng ta sẽ tiến hành xử lý số liệu quy ra phần trăm sau đó vẽ biểu đồ miền.
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm về cách làm bài thực hành môn địa lý, cùng với việc trợ giúp cho các em thí sinh có thể học tập và làm bài tốt môn Địa Lý chúng tôi còn mang tới nội dung ôn tập của rất nhiều các môn học khác như là :
Đề thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học, Đề thi THPT Quốc Gia môn Vật Lý, môn Tiếng Anh, Môn Toán…. Các em thí sinh cũng đừng quên theo dõi lịch thi THPT Quốc Gia mà BGD công bố nhé, thông qua
lịch thi THPT Quốc Gia các em thí sinh sẽ lên kế hoạch ôn luyện từng môn hiệu quả nhất, chúc các em sẽ đạt được những thành tích cao trong kỳ thi THPT Quốc Gia sắp tới.